Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Hãy trả tự do cho Việt Khang .

Nhân quyền Việt Nam được quốc tế hóa

Nhân quyền Việt Nam được quốc tế hóa qua trường hợp Việt Khang.
RFA photo
Cuộc vận động đã thu thập được 115,153 chữ ký tính đến trưa ngày 03/03/2012.
Sau khi thu thập số chữ ký vượt quá mong đợi để được tiếp đón tại Phủ Tổng thống Mỹ, Nhân quyền Việt Nam tiếp tục gõ cửa Văn phòng Thủ tướng Cacada, Thượng viện Australia, v.v…


Từ Mỹ đến Canada, Úc

Lấy cảm hứng từ thành công của cuộc vận động chính giới Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt ở nhiều nơi trên thế giới tiếp tục phong trào gửi thỉnh nguyện thư, trình bày trực tiếp với nhiều chính phủ tại các quốc gia có người Việt định cư về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Nếu tuần này người Việt ở Mỹ bắt đầu tụ họp về thủ đô Washington để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với đại diện Nhà Trắng và Quốc hội Hoa Kỳ, thì tại Toronto, Canberra… cộng đồng người Việt bắt đầu khởi xướng phong trào thỉnh nguyện thư, kiến nghị chính quyền các nước sở tại lưu tâm đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Kính thưa quý khán thính giả, tính đến thời điểm này, có hơn 100 ngàn người Việt ở Mỹ đã cùng ký tên vào thỉnh nguyện thư Nhân quyền Việt Nam tại trang web của Tòa Bạch Ốc.
Và với thành quả vượt trội này, vào ngày thứ Hai 5 tháng 3 tới đây, ngay tại nơi Diễm Thi đang hiện diện sẽ là địa điểm biểu dương tiếng nói của Nhân quyền, sức mạnh của Cộng đồng người Việt ở Mỹ.
Và cũng vào trưa ngày 5 tháng 3, bên trong Tòa Bạch Ốc sẽ là cuộc tiếp chuyện của đại diện chính phủ Mỹ với đại diện người Mỹ gốc Việt, để lắng nghe những trình bày về hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Hy vọng cho người trong nước

Kính thưa quý khán thính giả, trong những ngày này, hòa cùng với không khí háo hức của người Việt ở Mỹ, là niềm hy vọng của các nhà tranh đấu tại Việt Nam.


Video: Giới tranh đấu tại VN nghĩ gì gì trước cuộc gặp giữa Nhà Trắng với người Việt ở Mỹ (phần 1)
Trong khi người Việt ở Mỹ gấp rút chuẩn bị hồ sơ Nhân quyền Việt Nam để trình bày với chính giới Mỹ nhằm đòi hỏi nhân quyền cho đồng bào - quê hương, thì bên kia nửa vòng trái đất – tại Việt Nam -là niềm hy vọng, sự gửi gắm của những tiếng nói tranh đấu trong nước.
Vào những ngày này, nếu có dịp vào trang web của Đài Á Châu Tự Do, quý khán thính giả có thể xem được những video clip ghi nhận những cảm nghĩ, ý kiến của các nhà bất đồng chính kiến, giới blogger tại Việt Nam.
Cũng tại trang web của Ban Việt Ngữ RFA, khán thính giả sẽ đọc thấy hàng trăm câu hỏi, hàng ngàn ý kiến đề nghị chúng tôi chuyển đến cho đại diện người Việt để nêu lên với chính phủ Mỹ.


Ý kiến của các nhà tranh đấu tại Việt Nam (phần 2)
Và kính thưa quý vị, người Việt Nam thuộc mọi giới, cả trong và ngoài nước, đang vận dụng tất cả các phương tiện có được để lên tiếng cho nhân quyền Việt Nam.
Nếu ở California, Texas là các cuộc xuống đường thu thập chữ ký cho thỉnh nguyện thư Nhân quyền Việt Nam; thì ngay tại trong nước là các nỗ lực tranh đấu không lo sợ hiểm nguy cho các quyền làm người Việt Nam.
Nếu tại trụ sở của đài truyền hình SBTN ở Quận Cam là hình ảnh giới trẻ Việt Nam ở Mỹ sử dụng các phương tiện hiện đại để trợ giúp đồng hương ký tên vào thỉnh nguyện thư nhân quyền; thì trong nước người Việt Nam yêu chuộng nhân quyền tìm mọi cách, sử dụng mọi phương tiện từ internet, email cho đến điện thoại, thư tay, lời nhắn để đề đạt ý kiến, nguyện vọng của mình.
Và thưa quý vị, một lần nữa, tất cả những nỗ lực chung đó, sẽ được mang ra trình bày trong cuộc gặp gỡ được tổ chức vào ngày thứ Hai 5 tháng 3 tới đây với kỳ vọng tạo ra một chuyển biến mới cho nhân quyền Việt Nam.
Video: Ý kiến của các nhà tranh đấu tại VN 3 Và một lần nữa, cùng với những thành công chung của người Việt cả trong và ngoài nước, Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do cũng tự hào khi trở thành nơi đón nhận hàng trăm câu hỏi, hàng ngàn ý kiến của người Việt Nam khắp nơi, từ trong nước đến hải ngoại, đề đạt với chính phủ Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy thăng tiến nhân quyền cho Việt Nam.
Và cũng một lần nữa, Đài Á Châu Tự Do chân thành tri ơn sự tin tưởng, những gửi gắm mà khán thỉnh giả từ khắp nơi trên thế giới, nhất là những đồng bào tại Việt Nam đã bất chấp mọi hiểm nguy để lên tiếng trên Đài, hay gửi thư, email, gọi điện thoại đến RFA.
Nhân dịp này, Đài Á Châu Tự Do cũng cám ơn những người khởi xướng cuộc vận động cho nhân quyền Việt Nam lần này, khi đã tạo điều kiện cho chúng tôi trở thành chiếc cầu nối giữa khán thính giả khắp nơi với chính giới Hoa Kỳ!
Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.